HỆ THỐNG Y TẾ HOA KỲ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ SINGAPORE?

singapore

Hệ thống y tế của Singapore đôi khi được xem như một tấm gương tiêu biểu và là một mô hình khả thi cho những điều có thể xuất hiện ở Hoa Kì trong tương lai. 

Khi Aaron E. Carroll cùng đội ngũ công bố kết quả của giải đấu Upshot về quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt nhất thế giới, Singapore đã bị loại ngay từ vòng đầu tiên và nguyên nhân chủ yếu chính là các chuyên gia đều khó có thể tin vào những điều đất nước này có thể đạt được. 

Singapore, trên thực tế, lại đạt được rất nhiều thành tựu về y tế. Người Mỹ đã phải tranh cãi trong suốt một thập kỉ về vấn đề cung cấp bảo hiểm y tế chỉ cho một bộ phận rất nhỏ người không có. Nhưng đối với Singapore, vấn đề đó đã là quá khứ. Đảo quốc này lại đang tập trung vào việc hoàn thiện cách cung cấp các dịch vụ sức khỏe cho người dân, chú trọng vào chất lượng, hiệu quả và chi phí. 

Người Mỹ có thể học hỏi một hoặc hai điều từ người Singapore, dù bên cạnh kết quả nghiên cứu vẫn còn nhiều nguyên nhân khiến sự so sánh giữa hai nước này trở nên khập khiễng. 

MỘT DÂN SỐ KHỎE MẠNH HƠN

Singapore là một thành bang với khoảng 5,8 triệu người. Trong không gian 279 dặm vuông, quốc đảo này không có nông thôn hay các vùng xa xôi hẻo lánh. Mọi người sống gần bên các bác sĩ cùng bệnh viện xung quanh. 

Một sự khác biệt lớn khác giữa Singapore và Hoa Kỳ đó chính là tính quyết định sức khỏe của xã hội. Công dân nước này ít nghèo đói hơn hẳn các nước phát triển khác. 

Hệ thống thuế cấp tiến. 20% thấp nhất về thu nhập của người Singapore trả dưới 10% các loại thuế và nhận được hơn một phần tư quyền lợi. 20% cao nhất trả hơn một nửa các loại thuế và chỉ nhận 12% quyền lợi về mình. 

Người dân sống trong hệ thống các trường học tương đương và được chính phủ hỗ trợ rất nhiều về nhà ở. Tỉ lệ người hút thuốc, nghiện rượu, ma túy và béo phì đều tương đối thấp. 

Những điều kể trên giúp mang lại một sức khỏe tốt hơn cho người Singapore và góp phần làm giảm chi phí khám chữa bệnh ở nước này. Để đạt được mục tiêu tương tự, Hoa Kỳ sẽ cần đầu tư nhiều vào các chương trình xã hội và dường như không có quá nhiều sự khao khát để thực hiện được điều đó.

NHỮNG ĐIỀU ĐỂ YÊU THÍCH

Triết lý chăm sóc sức khỏe của chính phủ được xác định rõ ràng qua năm mục tiêu. 

Người Mỹ với khuynh hướng tự do có thể đã được khắc sâu rằng mục tiêu là chăm sóc cơ bản tổng quát và một đích đến khác đó chính là chính sách ngăn chặn chi phí của chính phủ, đặc biệt khi thị trường thất bại trong việc giữ mức giá vừa đủ thấp. 

Singapore nhận thức được những thế mạnh và giới hạn tương đối của các khu vực công, tư trong y tế. Trong khi đó Hoa Kỳ lại cho rằng một người hoặc những người còn lại có thể làm tất cả và điều đó không thành vấn đề. 

Tiến sĩ Jeremy Lim, đối tác tư vấn chăm sóc sức khỏe châu Á tại Singapore của Oliver Wyman và tác giả của những quyển sách ươm mầm về hệ thống y tế, cho biết: “Người Singapore nhận ra rằng tài nguyên là hữu hạn và không phải thuốc hay thiết bị y tế nào cũng được tài trợ từ nguồn vốn công khai”. Ông nói thêm về sự tin tưởng vào chính phủ của họ, có thể chấp nhận việc Nhà nước xử lí các khoản tiền và xác định rằng một số thuốc cùng thiết bị không mang lại hiệu quả chi phí nên không thể có giá trợ cấp cho người dân. 

Cuối cùng là việc chính phủ nước này nắm giữ các loại thẻ tín dụng. Điều này quyết định thời gian và địa điểm mà khu vực tư nhân có thể hoạt động. Nhưng ở Hoa Kỳ lại diễn ra điều ngược lại. Khu vực tư nhân là hệ thống mặc định và chỉ khi khu vực này không muốn thì khu vực công mới đi vào hoạt động. 

Chính phủ Singapore đồng thời quy định chặt chẽ công nghệ nào được áp dụng trong nước và cụ thể ở đâu. Cũng chính việc này quyết định các loại thuốc và thiết bị được bảo hiểm ở các cơ sở công cộng, định giá và định đoạt giá trị của các loại trợ cấp.

Chính phủ cũng kiểm soát các sáng kiến cộng đồng về y tế. Quan chức bắt đầu lo lắng về bệnh tiểu đường và họ đã hành động vì điều đó. Bữa trưa ở các trường học dần được cải thiện, các quy định cũng lần lượt được thông qua để tăng cường những bữa ăn lành mạnh. 

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ gần đây đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách áp đặt thuế và giới hạn quảng cáo đối với ngành công nghiệp nước giải khát. Nhưng đó chỉ là chỉ đạo và không có khả năng thực thi nào.

Tại Singapore, các chiến dịch khuyến khích uống nước và nhãn hàng thức ăn lành mạnh hơn đã được ủy quyền. Đất nước kiểm soát thực phẩm nhập khẩu ấy thậm chí đã khiến các nhà sản xuất đồ uống đồng ý giảm hàm lượng đường xuống mức tối đa 12% vào năm 2020. Và nếu họ không tuân thủ, chính quyền không chỉ đánh thuế mà sẽ còn ban hành lệnh cấm.

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐẶC BIỆT

Singapore thu hút sự chú ý bởi cách họ chi trả cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của mình. Điều ít được chú ý đến chính là là hệ thống phân phối của họ.

Khám chữa bệnh ban đầu, với chi phí thấp là chủ yếu, được cung cấp đa phần từ khu vực tư nhân. Khoảng 80% người Singapore nhận được sự chăm sóc như vậy từ khoảng 1.700 bác sĩ đa khoa. Số người còn lại sử dụng hệ thống 18 phòng khám đa khoa do chính phủ điều hành. Những bệnh cần đến sự chăm sóc đặc biệt và chữa trị phức tạp sẽ có thêm nhiều loại phí cần chi trả và với những trường hợp này, họ chuyển đến phòng khám đa khoa. Khoảng 45% người bệnh mãn tính đã lựa chọn cách này để tiết kiệm chi phí. 

Các phòng khám đa khoa mang đến sự hiệu quả thần kỳ. Chúng đã được thiết kế để xử lý càng nhiều trường hợp bệnh nhân càng nhanh càng tốt. Chính phủ khuyến khích công dân sử dụng ứng dụng trực tuyến của các phòng khám này để sắp xếp các cuộc hẹn, xem thời gian chờ đợi và thanh toán hóa đơn của mình.

Tuy nhiên, thời gian chờ đợi là điều bị than phiền chủ yếu. Các bác sĩ có khối lượng công việc lớn, phải điều trị cho 60 bệnh nhân mỗi ngày. Tính liên tục cũng bị ảnh hưởng do bệnh nhân tại phòng khám đa khoa không được chọn bác sĩ cho mình. Bất cứ ai đang làm việc ngày hôm đó sẽ điều trị cho người bệnh đến gặp họ.

Đối với việc nhập viện, sự phân chia được đảo ngược. Chỉ 20% bệnh nhân chọn bệnh viện tư nhân, và 80% còn lại chọn bệnh viện công vì có nhiều nguồn trợ cấp. 

Khoảng một nửa các dịch vụ chăm sóc tại bệnh viện tư nhân không dành cho người Singapore. Kể cả khi họ đến khám và chữa bệnh tại các bệnh viện này, với chi phí càng lúc càng đắt đỏ, họ sẽ chuyển sang bệnh viện công nếu có thể. Chính vì vậy, Singapore không còn là một hệ thống công mà chỉ được đầu tư bởi vốn tư nhân là chủ yếu. Hoa Kỳ lại trái ngược hoàn toàn bởi số vốn công lớn đã đầu tư vào các dịch vụ phân phối tư nhân, trong khi Singapore lại đầu tư vốn tư nhân mạnh tay vào hệ thống phân phối công lập. 

Bên cạnh đó, xe cứu thương trong nhiều trường hợp vẫn không tính phí, riêng những ca không khẩn cấp sẽ phải chi trả 185 đô. Vào năm 1997, y tế nước này nhận khoảng 60.000 cuộc gọi cấp cứu, nhưng có đến tận một nửa trong số đó không khẩn cấp đến mức cần đến xe cứu thương. Chính sách trên đã được phổ biến cặn kẽ nhờ giáo dục và qua cách gửi tin nhắn đến người dân. Kết quả thu được cho thấy vào năm 2010, hơn 120.000 cuộc gọi đến và rất ít trong số đó là các trường hợp không khẩn cấp. 

THỜI GIAN TỐT ĐẸP CÓ THỂ KHÔNG KÉO DÀI

Các quan chức y tế cũng lo lắng rằng các nước còn lại trên thế giới đang dần đuổi kịp họ. Bệnh tiểu đường, các khoản thanh toán phí dịch vụ không ổn định hay các chiêu trò trục lợi của các bệnh viện là những điều khiến họ bận tâm.

Quan trọng hơn cả là hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Singapore dường như hướng đến việc hỗ trợ toàn dân phát triển hơn là việc phải đạt mức xuất sắc trong một vài lĩnh vực cấp cao.

Published by Lead The Change on 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *