Sáng 2/1: Có hơn 6.300 ca COVID-19 nặng đang điều trị; Chủ động tiêm mũi vaccine bổ sung cho đối tượng nguy cơ cao

SKĐS – Theo Bộ Y tế đến nay trong số các bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam đang điều trị có hơn 6.300 ca COVID-19 nặng; Khẩn trương rà soát, tiêm ngay cho các đối tượng chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19…

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.746.092 ca mắc COVID-19, đứng thứ 31/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 138/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.706 ca nhiễm).

– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.740.340 ca, trong đó có 1.355.459 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (503.813), Bình Dương (290.776), Đồng Nai (97.921), Tây Ninh (76.056), Hà Nội (47.586).

Sáng 2/1: Có hơn 6.300 ca COVID-19 nặng đang điều trị; Chủ động tiêm mũi vaccine bổ sung cho đối tượng nguy cơ cao - Ảnh 1.
Cả nước hiện đang điều trị cho hơn 6.300 ca COVID-19 nặng

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.358.276 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.304 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.375 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 994 ca; Thở máy không xâm lấn: 136 ca; Thở máy xâm lấn: 780 ca; ECMO: 19 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 222 ca;

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 32.610 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 30.414.070 mẫu tương đương 74.967.758 lượt người, tăng 105.572 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 152.201.656 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.665.634 liều, tiêm mũi 2 là 68.820.229 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 5.715.793 liều.

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,1 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.700 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 289,6 triệu ca, trong đó trên 5,45 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Pháp (219.126 ca), Anh (162.572 ca) và Mỹ (trên 160.000 ca, số ca mắc mới ở Mỹ đã giảm so với mức vài trăm nghìn ca cách đây vài ngày)

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (847 ca), Ba Lan (505 ca) và Mỹ (257 ca).

Tính từ đầu đại dịch, Mỹ vẫn là quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 nhất với trên 55,7 triệu ca, trong đó trên 847.000 ca tử vong. Tiếp đó là Ấn Độ với 34,8 triệu ca mắc và Brazil với 22,2 triệu ca mắc.

Trong ngày 1/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 26.880 ca mắc COVID-19 và 302 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch là 14.899.403 ca, trong đó 305.026 người tử vong.

Khẩn trương rà soát, tiêm ngay cho các đối tượng chưa được tiêm, chưa tiêm đủ mũi vaccine phòng COVID-19

Theo Bộ Y tế, thời gian tới, thời tiết chuyển mùa Đông – Xuân thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus. Nguy cơ xâm nhập thêm các trường hợp nhiễm biến chủng mới. Đồng thời tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác vẫn có tại một bộ phận người dân, cơ sở trong việc thực hiện quy định về phòng, chống dịch và đặc biệt sự gia tăng di chuyển của người dân trong dịp nghỉ lễ. Nguy cơ xuất hiện các ổ dịch mới trên diện rộng là rất cao, nhất là tại các nơi có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.

Đo dó, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác giám sát phòng, chống dịch, kiểm dịch y tế biên giới. Bộ lưu ý thực hiện nghiêm việc tổ chức quản lý người nhập cảnh theo quy định, điều trị kịp thời, thực hiện giải trình tự gen nhằm phát hiện kịp thời biến chủng mới của virus.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch ngay tại cơ sở, bảo đảm người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm; tổ chức các trạm y tế lưu động, cấp phát thuốc kháng virus cho người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *