Virus Sars-CoV2 sống bao lâu tại môi trường bên ngoài cơ thể?

Virus Sars-CoV2 sống bao lâu tại môi trường bên ngoài cơ thể?

Sau thời gian trên, virus vẫn còn tồn tại nhưng số lượng virus giảm 10 lần trong không khí, 1000 lần trên các bề mặt môi trường nên khả năng lây nhiễm rất thấp.

Hai nhà khoa học Mỹ – Van Doremalen và Morris mới công bố ngày 10/3 tại Tạp chí MedRxiv: Virus này tồn tại 3 giờ trong không khí phòng kín, 4 giờ trên bề mặt bằng đồng, 1 ngày trên mặt bìa các tông, 2-3 ngày trên nhựa, sắt. Sau thời gian trên, virus vẫn còn tồn tại nhưng số lượng virus giảm 10 lần trong không khí, 1000 lần trên các bề mặt môi trường nên khả năng lây nhiễm rất thấp. Phương thức lây trực tiếp hoặc gián tiếp chủ yếu qua hạt nước bọt, đờm nhỏ bắn ra từ người mang virus.

Virus Sars-CoV2 sống bao lâu tại môi trường bên ngoài cơ thể?
Virus Sars-CoV2 sống bao lâu tại môi trường bên ngoài cơ thể?

Áp dụng thực tế để tránh lây diện rộng:

  • Hạn chế đi lại, ngừng tất cả các tụ tập đông người, đặc biệt trong không gian kín có điều hòa không khí, có quạt (phòng họp, cinema, máy bay….) , nếu phải tiếp xúc thì tuyệt đối không bắt tay, tốt nhất cách xa khoảng 2 m.Tắt điều hòa, mở toang cửa sổ phòng để thông khí. Đi lại ngoài phố không có nguy cơ, đi siêu thị vắng người ít nguy cơ lây, nên ăn chín uống sôi.
  • Người dân phải rửa tay xà phòng thường xuyên, tối thiểu 30 giây mỗi lần, đặc biệt trước khi ăn, sau khi về nhà, sau toilette, sau khi sờ vào tay nắm cửa, thang máy …nếu có dịch cồn chuẩn thì tiện dụng hơn.  Lau bằng dịch sát trùng thường xuyên các nơi có người dùng như tay nắm cửa, nút thang máy, WC, giường ghế bệnh nhân, phòng chờ đợi.
  • Tất cả mọi người đeo khẩu trang đúng cách, tại nơi đông người (tốt nhất là khẩu trang y tế lọc khí được 80%, có thể dùng khẩu trang vải nhiều lớp giặt sạch, là sấy khô nhiều lần trong ngày.
  • Nếu có triệu chứng cảm cúm thì tự đeo khẩu trang, tự cách ly trong phòng riêng, mở cửa sổ, có hệ thống toilet riêng, vệ sinh tay thường xuyên; tránh tiếp xúc đặc biệt với người già hoặc người có bệnh mãn tính, không ăn chung với mọi người trong gia đình….đo nhiệt độ thường xuyên ít nhất ngày 2 lần, nếu khó thở thì gọi điện tới điện thoại tư vấn, xe cấp cứu theo quy trình riêng đến bệnh viên quy định để tránh lây lan. Test thử sẽ được khuyến nghị theo chuyên môn, không nên quá lo lắng phải đi thử với mọi viêm họng, cảm cúm trong lúc dịch.
  • Khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh (F0) phải dùng bộ đồ bảo hộ chuyên dụng: Khẩu trang N95-FFP2, kính bảo hộ, găng, áo choàng không thấm nước ngoài quần áo bình thường, vệ sinh tay bằng dịch có cồn trước khi chạm vào dụng cụ y tế hoặc bệnh nhân sau các tiếp xúc trên.

 

PGS. TS Nguyễn Xuân Ninh – Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *