Đừng lo lắng nếu bạn vẫn ho khi đã hết cảm lạnh

Đừng lo lắng nếu bạn vẫn ho khi đã hết cảm lạnh

Bạn đã hết cảm lạnh nhưng dường như không thể thoát khỏi cơn ho dai dẳng. Tại sao vậy?

Bạn có nên lo lắng?

Bác sĩ cho biết nhiều bệnh nhân bị cảm lạnh kéo dài một vài ngày, nhưng các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài trong một hoặc hai tuần hoặc thậm chí ba tuần, từ một loại virus đơn giản,.

Các triệu chứng như ho khi nhiễm virus cảm lạnh hoặc nhiễm trùng là phản ứng của hệ thống miễn dịch để chống lại bệnh tật.

Các tế bào bạch cầu trong cơ thể di chuyển đến và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh,vì vậy, ngay cả sau khi cảm lạnh hoặc cúm bị loại bỏ, cơ thể bạn vẫn đang giải quyết tình trạng viêm và có thể gây ra các triệu chứng dai dẳng.

Lý do phổ biến nhất gây ho là chảy dịch mũi sau. Chất nhầy tích tụ khi bạn bị cảm lạnh tại khoang mũi và xoang của bạn sẽ tiếp tục chảy dịch xuống phía sau cổ họng, tạo ra phản ứng kích thích bạn ho.

Các nguyên nhân khiến ho kéo dài

  • Nhiễm trùng thứ phát
    Đôi khi bạn bị nhiễm virus ví dụ như virus cúm những bạn cũng có thể bị bội nhiễm vi khuẩn sau đó. Nếu bạn các triệu chứng không được cải thiện hay nặng hơn đó có thể là dấu hiệu cảnh bảo bạn đã bị nhiễm trùng thứ phát.
  • Hen suyễn
    Các tiểu phế quản phổi có thể co lại và gây ra tiếng khò khè. Khi bạn nghe thấy tiếng khò khè với tiếng ho thì đó có thể là một vấn đề đáng lo ngại của hen suyễn.
  • Bạn không phải bị cảm lạnh
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng giống với cảm lạnh thông thường như hội chứng chảy dịch mũi sau, hội chứng trào ngược dạ dày gây ợ nóng. Cảm lạnh thông thường chỉ kéo dài 5 đến 7 ngày, nếu bạn bị sốt cao hoặc cảm thấy tình trạng sức khỏe tệ hơn và không đỡ thì hãy đi kiểm tra y tế để đảm bảo không vấn đề nghiêm trọng xảy ra.
  • Những nguyên nhân khác
    Đó có thể là vấn đề đáng lo ngại nguy hiểm hơn ho, như bệnh tim và ung thư phổi, tuy nhiên rất ít người bị ho do ung thư phổi. Nhưng không ai biết rõ cơ thể mình hơn chính bạn, vì vậy nếu bạn cảm thấy có gì đó không ổn, shãy đi khám.

Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm:

  • Ho kéo dài
  • Chuyển từ ho khan sang ho kéo dài
  • Ho ra máu
    Đừng lo lắng nếu bạn vẫn ho khi đã hết cảm lạnh
    Đừng lo lắng nếu bạn vẫn ho khi đã hết cảm lạnh

Nếu bị ho thì bạn có thể lây cho người khác không?

Bạn có thể lây nhiễm cho người khác trong vòng 24h trước khi xuât hiện triệu chứng của bệnh vì cơ thể bạn đã mang sẵn mầm bệnh. Cảm lạnh thường chỉ kéo dài 5-7 ngày nhưng bạn có thể lây nhiễm virus cho người khác trong tối đa 21 ngày

Trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng và sốt thì khi hết sốt bạn sẽ ít bị lây bệnh hơn.Nếu bạn bị ho và cần dùng kháng sinh, thông thường trong 24 giờ thì tình trạng nhiễm trùng sẽ không còn nữa

Làm thế nào để điều trị ho kéo dài?

Đối với ho do cảm lạnh thông thường, thuốc ho không kê đơn có chứa dextromethorphan có thể hữu ích.Tuy nhiên, nên thận trọng với thuốc ho chứa codein. Codeine có thể gây tác dụng phụ bất lợi hoặc có thể gây nghiện.

Thuốc kê đơn cũng có thể có hiệu quả

Cơn ho được gây ra bởi các thụ thể kích thích ở cổ họng và phổi, do đó nhiễm trùng có thể làm tăng độ nhạy cảm của các thụ thể đó. Có những loại thuốc kê đơn có thể giải quyết sự nhạy cảm đó để làm giảm ho. Tham khảo ý kiến bác sỹ về các loại thuốc này trước khi sử dụng.

Các loại thảo dược?

Nên thận trọng khi sử dụng thảo dược.Các loại thuốc thảo dược không được quy định chặt chẽ từ FDA, vì vậy đôi khi chất lượng của các loại thảo dược này không được đảm bảo như,những gì công bố.

Tuy nhiên, có thể dùng trà và mật ong. Không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong do nguy cơ ngộ độc. Đối với trẻ em trên 1 tuổi, mật ong giúp giảm kích ứng bằng cách làm dịu triệu chứng.

Không có nhiều bằng chứng chứng minh hiệu quả khi dùng vitamin C, kẽm hoặc Echinacea khi bị cảm lạnh.

Trên thực tế, bạn không nên dùng Echinacea thường xuyên để ngăn ngừa cảm lạnh vì nó sẽ không giúp ích cho hệ miễn dịch của bạn. Tuy nhiên ngay khi bạn xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh thì sử dụng Echinacea, kẽm hoặc vitamin C đôi khi có thể làm giảm triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh, nhưng sẽ không chữa khỏi bệnh.

 

Bs. Nguyễn Hoài Thu – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Theo Healthline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *