Bệnh thận giai đoạn cuối

Bệnh thận giai đoạn cuối

Bệnh thận giai đoạn cuối ngày càng phổ biến, gây nhiều gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội. Vì vậy, hiểu biết về bệnh để có cách phòng ngừa thích hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Bệnh thận giai đoạn cuối

Bệnh thận mạn tính là bệnh lí gây suy giảm chức năng thận theo thời gian. Nếu bạn được chẩn đoán bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) thì có nghĩa là bạn đang ở giai đoạn cuối của bệnh thận mạn và thận của bạn không còn chức năng để duy trì những nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Thận đảm nhiệm vai trò lọc các chất cặn bã và nước thừa từ máu và tạo ra nước tiều.

Bệnh thận giai đoạn cuối là khi thận của bạn chỉ còn dưới 10% chức năng bình thường. Điều đó có nghĩa là thận chỉ còn rất ít hoặc mất hoàn toàn chức năng. Bệnh thận thường diễn biến tăng dần. Bệnh thận mạn thường mất khoảng 10-20 năm kể từ khi chẩn đoán cho tới giai đoạn cuối.

Nguyên nhân

Nhiều loại bệnh thận tấn công vào các tiều cầu thận, có chức năng lọc máu, khiến thận suy giảm chức năng và dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối.

Đái tháo đường và tăng huyết áp là 2 nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu bạn bị đái tháo đường và không được kiểm soát tốt, mức đường huyết cao có thể phá hủy các tiểu cầu thận. Còn bệnh huyết áp cao sẽ làm tăng áp lực ở các mạnh máu nhỏ của thận, dẫn đến các tổn thương ảnh hưởng đến chức năng lọc máu.

Yếu tố nguy cơ

Hai nhóm nguy cơ chính của ESRD là những người bị tiểu đường và tăng huyết áp. Bên cạnh đó, bạn cũng tăng nguy cơ bị ESRD nếu bạn bị các bệnh lí thận như:

  • Thận đa nang
  • Hội chứng Alport (một bệnh lí di truyền, dẫn đến suy thận sớm)
  • Viêm thận kẽ
  • Bệnh lí tự miễn, ví dụ như lupus

Triệu chứng

Bạn có thể gặp rất nhiều triệu chứng của ESRD. Các triệu chứng thường gặp như:

  • Tiểu ít
  • Vô niệu
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Sụt cân
  • Chán ăn
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Khô da và ngứa
  • Thay đổi màu sắc da
  • Đau xương
  • Lẫn lộn và khó tập trung

Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

  • Dễ bầm tím
  • Thường xuyên bị chảy máu mũi
  • Tê bì ở bàn chân và bàn tay
  • Khát nhiều
  • Hay bị nấc
  • Mất kinh
  • Các rối loạn về giấc ngủ như khó ngủ hoặc hội chứng chân bồn chồn
  • Giảm ham muốn tình dục hoặc liệt dương
  • Phù, đặc biệt là ở cẳng chân và bàn tay

Chẩn đoán

Bác sĩ có thể chẩn đoán ESRD thông qua thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm đánh giá chức năng thận như:

  • Xét nghiệm nước tiểu tìm protein và hồng cầu (dấu hiệu của quá trình lọc không hiệu quả)
  • Xét nghiệm creatinin máu (do thận chức năng lọc không đảm bảo nên creatinin tích lũy lại trong máu)
  • Xét nghiệm ure nitrogen máu
  • Đánh giá mức lọc của cầu thận

Điều trị

Có 2 phương pháp điều trị của ESRD là lọc máu và ghép thận.

Lọc máu

Có 2 hình thức mà bạn có thể lựa chọn là chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

Chạy thận nhân tạo là một quá trình sử dụng máy lọc để xử lý máu của bạn thay cho chức năng của thận. Sau khi được lọc các chất cặn bã, máu sẽ được đưa trở lại cơ thể. Phương pháp điều trị này thường được sử dụng 3 lần mỗi tuần và phải mất 3-4 giờ mỗi lần.


Phương pháp lọc màng bụng cần đặt một ống catheter vào ổ bụng và đưa dịch lọc vào. Các chất độc trong máu sẽ thẩm thấu qua các mạch máu ở màng bụng vào dịch lọc.
Cấy ghép thận
Phẫu thuật ghép thận liên quan đến việc cắt bỏ thận bệnh của bạn và thay thế chúng bằng thận khỏe mạnh được hiến tặng. Theo Hiệp hội Thận Hoa Kỳ, có hơn 17.000 ca ghép thận được thực hiện tại Hoa Kỳ vào năm 2014.

Biện pháp khác

Những bệnh nhân đái tháo đường và tăng huyết áp cần được kiểm soát tốt để phòng ESRD. Cả 2 bệnh này đều có lợi khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn thụ thể.

Chế độ ăn ít natri, kali và các điện giải khác, đi kèm với hạn chế dịch là cần thiết. Tuy nhiên, cần tăng năng lượng đầu vào của bạn đi kèm với việc giảm protein trong thực đơn.

Biến chứng

Các biến chứng của ESRD bao gồm:

  • Nhiễm trùng da như khô, ngứa da
  • Viêm gan B, C
  • Suy gan
  • Các bệnh lí tim mạch
  • Tràn dịch màng phổi
  • Cường cận giáp
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Thiếu dinh dưỡng
  • Tổn thương thần kinh
  • Đau cơ, xương, khớp
  • Thiếu máu
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Rối loạn chức năng não, mất trí nhớ
  • Rối loạn điện giải
  • Thay đổi đường máu
  • Co giật
  • Yếu xương
  • Các vấn đề về khớp
  • Gãy xương

Tiên lượng

Các thành công trong điều trị giúp cho bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn cuối có thể sống lâu hơn trước đây. Điều trị mang tính quyết định bởi nếu không được lọc máu hoặc ghép thận, bệnh nhân có thể tử vong. Đáp ứng với điều trị vào mức độ bệnh cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *