3 “chìa khóa” để loại bỏ nguy cơ suy tim Gửi

Phòng ngừa béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường ở độ tuổi trung niên có thể làm giảm nguy cơ bị suy tim.
Những người trưởng thành ở độ tuổi trung niên không bị béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường sẽ có nguy cơ bị suy tim ít hơn những người khác.

Nghiên cứu cho thấy rằng một người 45 tuổi không có 3 yếu tố nguy cơ “then chốt” có nguy cơ bị suy tim thấp hơn tới 86% so với những người có những vấn đề về kiểm soát cân nặng, huyết áp và đường huyết kém.

Nghiên cứu này đã cung cấp thêm những bằng chứng chứng minh tầm quan trọng của lối sống lành mạnh cho tim.

Những thói quen sống tốt có thể giúp ngăn ngừa béo phì, tăng huyết áp và tiểu đường ở nhiều người. Điều đó về căn bản sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch về sau này. Điều này có nghĩa là hãy làm mọi thứ cần thiết để duy trì một cân nặng khỏe mạnh – bao gồm ăn theo một chế độ ăn lành mạnh cho trái tim, duy trì các hoạt động thể lực và thường xuyên theo dõi để đảm bảo mức huyết áp và đường huyết tốt. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng: mặc dù có những biện pháp điều trị có sẵn để điều trị suy tim, chiến lược hiệu quả nhất là ngăn ngừa suy tim từ sớm.

Suy tim ảnh hưởng tới 5,7 triệu người Mỹ trưởng thành. Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu và cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ – CDC nói rằng gần một nửa số người bị suy tim sẽ tử vong khi chưa tới 50 tuổi.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 4 nghiên cứu về trái tim được thực hiện trên khắp nước Mỹ từ năm 1948 đến 1987.

Năm 2007-2008, các nhà nghiên cứu đã phân tích kết quả của nhóm 1 là hơn 19.000 nam giới và phụ nữ được đánh giá sức khỏe tim mạch ở tuổi 45; và nhóm 2 là hơn 24.000 người khác được đánh gía tình trạng tim mạch ở tuổi 55. Quá trình theo dõi sau đó cho thấy, gần 1.700 người thuộc nhóm 1 đã có bệnh tim mạch sau này; gần 3.000 người thuộc nhóm 2 bị bệnh tim mạch về sau.

Những nam giới ở 45 tuổi trở đi không bị tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì sẽ có thòi gian xuất hiện bệnh tim mạch chậm hơn 11 năm so với những nam giới mắc cả 3 tình trạng trên. Với phụ nữ, con số trung bình là khoảng 15 năm. Trung bình, nam giới và phụ nữ không có nguy cơ nào trong 3 nguy cơ trên có thể sống lâu hơn tương ứng 35 và 38 năm, mà không bị suy tim.

Trong số 3 yếu tố nguy cơ của suy tim được trích dẫn, tiểu đường đóng vai trò quan trọng nhất. Những người không bị tiểu đường ở tuổi 45 sống lâu hơn từ 9 đến 11 năm mà không bị suy tim so với những người đã từng có bệnh về đường huyết.

Chúng ta cần thực hiện một số thay đổi khá lớn về thói quen ăn uống và hoạt động thể chất. Chế độ ăn của phần lớn chúng ta vẫn còn thiếu các loại thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên cám. Rất ít người ăn đủ số lượng khuyến nghị.

Nhiều người trong số chúng ta dành quá nhiều thời gian ở những môi trường ít vận động. Bạn có thể dành ra 30-60 phút ở phòng tập vài lần một tuần để có cân nặng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

CTV Nguyễn Thảo – Viện Y học ứng dụng Việt Nam – Theo Everydayhealth

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *