Nước chanh ấm giúp tăng chường chức năng gan, loại bỏ những chất có hại trong máu, chăm sóc hệ bạch huyết.
Có nên uống nước chanh trước khi ngủ?
Có lẽ khá nhiều người hoài nghi về phương pháp này bởi vào cuối ngày và ngay trước khi đi ngủ là lúc dạ dày nhạy cảm hơn. Trong khi đó, chanh lại có tính axit nên chúng ta thường không uống nước chanh trước khi đi ngủ để tránh gây tổn hại cho dạ dày.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là uống một ly nước chanh ấm lại rất tốt cho sức khỏe và giúp ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, nước chanh còn có tác dụng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, khó chịu, tình trạng táo bón của bạn sẽ bị loại bỏ nhanh chóng. giúp cơ thể thoải mái hơn khi đi ngủ.
Nước chanh mang lại một hàm lượng vitamin C dồi dào. Đây là chất chống oxy hóa mạnh. Đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch. Có thể hỗ trợ chống lại các loại virus xâm nhập vào cơ thể. Do vậy, một cốc nước chanh buổi tốt sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn. Đặc biệt đưa lại nguồn năng lượng dồi dào cho ngày hôm sau.
Nước chanh ấm giúp ngủ sâu hơn
Nước chanh ấm có tác dụng xoa dịu thần kinh, làm giảm căng thẳng giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn. Nước chanh kết hợp với mật ong giúp cải thiện chứng khó ngủ, mất ngủ.
Không những thế, các dưỡng chất đặc biệt trong nước chanh còn giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp loại bỏ mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân ngay trong khi ngủ.
Một ngày dài với bao nhiêu áp lực và căng thẳng của cuộc sống sẽ khiến bạn mệt mỏi và stress. Để lấy lại sức lực cùng với tinh thần. Bạn hãy uống một cốc nước chanh ấm để giải tỏa căng thẳng và phục hồi lại sức khỏe. Nước ấm sẽ giúp bạn nạp lại nước lượng cần thiết và bù lại những năng lượng đã mất trong ngày.
Nước chanh có thể giúp bảo vệ các thành mạch khỏi các mảng bám. Chính vì thế có thể ngăn chặn nguy cơ bị tim mạch. Đồng thời, loại nước này cũng có thể ngăn chặn các loại sỏi thận phát triển.
Bạn sẽ nhận thấy lợi ích của phương pháp này khi áp dụng từ 6-7 ngày.
Nước chanh không nên uống khi nào?
Không uống nước cốt chanh đậm đặc: Nước chanh có lượng axit cao, cần phải pha loãng với nước trước khi sử dụng. Nếu uống trực tiếp nước cốt chanh có thể làm hại dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa.
Không nên pha nước cốt chanh với nước quá nóng hoặc quá lạnh: Pha nước chanh với nước nóng có thể làm cho các emzyme có lợi trong chanh bị phá vỡ, làm mất hiệu quả khi uống. Nước cốt chanh pha với nước quá lạnh có thể gây sốc cho cơ thể. Do đó, bạn chỉ nên dùng nước ấm vừa phải để pha nước chanh.
Không uống khi đói: Bạn có thể uống nước chanh sau bữa ăn khoảng 30 phút. Uống nước chanh khi đói khiến đường tiêu hóa bị tổn thương, lâu dài sẽ dẫn đến bệnh dạ dày.
Người âm hàn, hay bị lạnh trong người, người đau dạ dày… không nên uống nước chanh vì có thể làm bệnh nặng hơn.