Sứa biển ‘cắn’, độc tới đâu?

Không gì thích bằng được ngâm mình trong làn nước biển mát lạnh giữa ngày hè nóng bức. Tuy nhiên, sứa biển có thể xuất hiện và gây ra một số phiền hà cho những người chạm phải nó. Không ít người bị ngứa, nổi mẩn khắp người do chạm phải sứa.

Độ “độc” của sứa biển

Sứa biển có các xúc tu với hàng triệu tế bào có chứa chất gây dị ứng và gây độc, vì vậy nếu vô tình chạm vào sứa khi đang bơi, các chất độc này sẽ bám vào da, và xâm nhập vào cơ thể bạn.

Tùy theo loại sứa có độc chất cao hay thấp mà cơ thể bạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu nhẹ, nạn chân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều.

Ở thể nặng có thể khiến người chạm phải đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,… có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê và tử vong.

Làm gì khi bị sứa cắn?

– Đưa ngay người bị sứa đốt ra khỏi vùng nguy hiểm có sứa.

– Nhổ các xúc tu bám vào da bằng dụng cụ sạch.

– Hạn chế chạm tay vào vết đốt tránh gây nhiễm trùng lan rộng vết thương.

– Rửa vết đốt bằng giấm hay nước biển để làm sạch các chất độc. Có thể dùng ammoniac, cồn hoặc soda cũng phát huy tác dụng tốt. Chườm mát các vị trí tổn thương. Không sử dụng nước ngọt để rửa do sẽ làm tăng hoạt tính độc của sứa.

– Có thể uống thêm thuốc giảm đau , thuốc kháng histamin và bôi kem có chứa corticoid.

–  Theo dõi người bị đốt nếu có những biểu hiện nặng như đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, phù mặt, nôn ói, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt… thì phải chở ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị.

Nhận biết và xử trí ngộ độc carbon monoxide

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *