Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến bệnh dị ứng?

Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến bệnh dị ứng?

Bạn có bị chảy nước mắt vào những ngày gió to hay bị ngạt mũi khi trời mưa không? Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì thời tiết trở thành nguyên nhân khởi phát dị ứng.

Mối liên quan giữa các triệu chứng của bạn và thời tiết tùy thuộc vào bạn dị ứng với yếu tố nào. Dưới đây là một vài yếu tố thường gây bùng phát dị ứng:

Những ngày nhiều gió và khô: gió thổi phấn hoa vào trong không khí. Nếu bạn dị ứng với phấn hoa, hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào trong những ngày gió to.

Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến bệnh dị ứng?
Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến bệnh dị ứng?

Những ngày mưa hoặc ẩm ướt: ẩm ướt làm nấm mốc phát triển ở cả trong nhà và ngoài trời. Bọ mạt cũng phát triển mạnh trong không khí ẩm. Nhưng nếu bạn dị ứng với phấn hoa thì những ngày ẩm ướt lại dễ chịu vì nước làm phấn hoa lắng xuống mặt đất.
Không khí lạnh: nhiều người bị hen, dị ứng thì không khí lạnh sẽ gây bùng phát ho, đặc biệt là nếu họ tập luyện ngoài trời mà không sử dụng các vật dụng bảo vệ mũi họng.

Nóng: không khí ô nhiễm sẽ trở nên tồi tệ nhất vào những ngày hè nóng nực. Khí ozone và sương mù có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng hen dị ứng.

Thời tiết chuyển mùa cũng có những ảnh hưởng lớn lên bệnh dị ứng.

Mùa xuân: thời tiết mát mẻ, cây cối bắt đầu giải phóng phấn hoa vào tháng 2 hoặc tháng 3. Phấn hoa cũng là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng vào mùa xuân.

Mùa hè: phấn hoa và nấm mốc gây bùng phát các phản ứng dị ứng.

Mùa thu: nấm mốc phát triển mạnh nhất vào tháng 10.

Mùa đông: những tác nhân dị ứng trong nhà như lông vật nuôi và con bọ mạt có thể trở nên tồi tệ hơn trong mùa đông. Trong mùa đông bạn cũng sẽ dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn.

Bạn có thể làm gì?

Không có cách nào để tránh được thời tiết trừ khi bạn sống trong một chiếc hộp được điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm lí tưởng 24/24 giờ. Nhưng bạn có thể làm việc và giảm các triệu chứng dị ứng bằng những triệu chứng sau:

Chú ý đến thời thiết: kiểm tra lượng phấn hoa và nấm mốc ở địa phương, hạn chế thời gian lưu lại ở những nơi mà bạn có thể xảy ra các vấn đề dị ứng.

Chuẩn bị đối phó với dị ứng: nếu bạn thường xuyên bị dị ứng vào những thời điểm giống nhau hàng năm như cây cỏ vào mùa thu, phấn hoa vào mùa xuân, hãy chuẩn bị để đối phó với nó. Hỏi ý kiến bác sỹ nếu bạn có ý định uống thuốc dị ứng khoảng 2 tuần trước khi bạn có các triệu chứng như ho, hắt hơi, hay ngứa. Bằng cách này, bạn có thể hạn chế chúng trước khi chúng khởi phát.

Kiểm soát môi trường trong nhà: bạn không thể thay đổi môi trường ở ngoài trời nhưng bạn có thể điều hòa môi trường trong nhà. Sử dụng điều hòa nhiệt độ để loại bỏ nấm mốc và phấn hoa. Sử dụng máy hút ẩm để hạn chế sự phát triển của nấm mốc và bọ mạt.

Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến bệnh dị ứng?
Thời tiết ảnh hưởng như thế nào đến bệnh dị ứng?


Được chăm sóc và tư vấn y tế chuyên nghiệp: đừng chỉ ước chừng các nguyên nhân gây ra dị ứng. Hãy đến gặp bác sỹ để làm các xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân làm bùng phát các triệu chứng dị ứng của bạn. Khi tìm ra nguyên nhân bạn có thể được sử dụng các liệu pháp miễn dịch như tiêm thuốc chống dị ứng hoặc dùng viên ngậm dưới lưỡi. Chúng có thể giúp kiểm soát tình trạng dị ứng theo mùa hay theo sự thay đổi thời tiết.

Viện y học ứng dụng Việt Nam
Theo WebMD

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *