Nhận biết và xử trí ngộ độc carbon monoxide

Nhận biết và xử trí ngộ độc carbon monoxide

Ngộ độc carbon monoxide là một tình trạng biến đổi trong y khoa. Các triệu chứng của nó rất giống nhiều tình trạng khác và không có một triệu chứng nào là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ngộ độc carbon monoxide cả. Nói cách khác, rất khó để xác định tình trạng ngộ độc carbon monoxide, nhưng có một vài thay đổi bạn nên biết.
Các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc khí carbon monoxide thường không rõ ràng và liên quan đến nhiều vấn đề.

Các triệu chứng sớm

Carbon monoxide liên kết với hemoglobin để tạo ra một phân tử gọi là carboxyhemoglobin (COHb), gây cản trở khả năng vận chuyển và sử dụng oxy của cơ thể, đặc biệt là trong não. Do đó, các triệu chứng thường giống như các tình trạng khác thiếu oxy ảnh hưởng đến não bộ, ví dụ như:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Mệt mỏi

Bởi vì carbon monoxide là một loại khí và thường sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người được tiếp xúc với nó, nên các triệu chứng ngộ độc carbon monoxide sẽ dễ xác định hơn khi các triệu chứng tấn công nhiều người cùng một lúc. Do tính chất thay đổi liên tục của tình trạng ngộ độc carbon monoxide, chẩn đoán vẫn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng rất ít khi đau đầu và buồn nôn (không đi kèm các triệu chứng khác) được chẩn đoán là do ngộ độ carbon monoxide.

Mặc dù vậy, khi carbon monoxide ảnh hưởng đến nhiều bệnh nhân cùng một lúc, nó thường được bị bỏ qua và mọi người thường nghĩ đến nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm hơn là giả định tiếp xúc với carbon monoxide.

Các triệu chứng tiến triển

Khi quá trình ngộ độc carbon monoxide diễn ra, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng vẫn cực kỳ mơ hồ và khó xác định cụ thể, bao gồm:

  • Mất ý thức
  • Khó thở
  • Tưc ngực
  • Nôn mửa
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
  • Mất tỉnh táo

Chưa xác định được khoảng thời gian từ khi triệu chứng đau đầu xuất hiện cho tới khi bạn bị mất ý thức. Tiếp xúc với carbon monoxide phụ thuộc vào thời gian và nồng độ carbon monoxide, có nghĩa là lượng khí carbon monoxide trong không khí cũng quan trọng như thời gian bệnh nhân tiếp xúc với nó.

Triệu chứng hiếm gặp

Màu da đỏ sẫm, đỏ bừng là một dấu hiệu cho thấy ngộ độc carbon monoxide. Nguyên nhân là do lượng carboxyhemoglobin cao trong máu.

Thật không may, đây thường là triệu chứng xuất hiện muộn. Khi da có màu đỏ sẫm, đồng nghĩa với việc mức carbon monoxide trong máu đã quá cao và bệnh nhân có thể tử vong.

Vì vậy, chờ cho đến khi da đổi màu đỏ sẽ là quá muộn để chẩn đoán ngộ độc carbon monoxide. Để được điều trị thành công, ngộ độc carbon monoxide phải được nhận biết trước khi da bệnh nhân chuyển sang màu đỏ tươi.

Biến chứng lâu dài

Tiếp xúc lâu dài với nồng độ carbon monoxit cao hoặc ngay cả khi mức độ không cao, nhưng phơi nhiễm tiếp tục trong nhiều ngày hoặc vài tuần có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại vi, bệnh cơ tim và các vấn đề về thần kinh lâu dài.

Tổn thương não là một tổn thương nặng thường gặp khi bị ngộ độc khí carbon monoxide. Bệnh nhân có thể phát triển các biến chứng thần kinh (khó tập trung, mất trí nhớ, run, khó nói, vv) cùng lúc với ngộ độc carbon monoxide hoặc sau đó.

Có rất ít điều trị dựa trên bằng chứng về ngộ độc carbon monoxide. Hầu hết các điều trị tập trung vào việc loại bỏ carbon monoxide càng nhanh càng tốt. Những phương pháp điều trị này bao gồm việc cung cấp oxy lưu lượng cao cơ bản (15-25 lít mỗi phút) được cung cấp ở áp suất khí quyển bình thường, hoặc liệu pháp oxy hyperbaric được phân phối ở mức cao hơn áp suất khí quyển bình thường.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Ngộ độc carbon monoxide là rất nghiêm trọng và luôn cần được đưa đi cấp cứu ngay. Nếu nghi ngờ bạn hoặc người thân bị ngộ độc khí carbon monoxide, hãy gọi cấp cứu ngay. Di chuyển người bệnh đến vùng có không khí trong lành ngay lập tức. Thông thường, tốt nhất là nên ra ngoài trong khi chờ xe cứu thương.

Khi bạn gặp bác sĩ, lưu ý rằng tiền sử bệnh tật quan trọng hơn các triệu chứng. Cách quan trọng nhất để nhận biết ngộ độc khí carbon monoxide là nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm của các hành vi dẫn đến các triệu chứng. Bếp lò, lò sưởi, hoặc các thiết bị đốt củi thường là nguyên nhân cho ngộ độc khí carbon monoxide trong nhà. Ô tô và xe tải cũng là các nguồn gây ngộ độc carbon monoxide phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *