9 nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến trầm cảm

9 nguyên nhân thường dẫn đến trầm cảm

Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở bất kỳ độ tuổi nào. Lý do tại sao mọi người lại bị trầm cảm hiện vẫn chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây trầm cảm và không phải lúc nào cũng dự phòng được các nguyên nhân này.
Tổng quan

Ước tính rằng 10 đến 15% dân số đã từng có lần bị trầm cảm lâm sàng trong cuộc đời của họ. Và Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 5% nam giới và 9% phụ nữ sẽ bị rối loạn trầm cảm trong bất kỳ năm nào trong đời.

Di truyền học và sinh học

Các nghiên cứu về sinh đôi, về việc nhận con nuôi, và về tiền sử gia đình cho thấy mối liên quan giữa trầm cảm và di truyền. Mặc dù các nghiên cứu gợi ý rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố di truyền và bệnh trầm cảm nhưng vẫn chưa xác định rõ được đó là các yếu tố di truyền nào

Mất cân bằng các chất hóa học trong não

Trầm cảm được cho là do sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến điều hòa tâm trạng.

Các chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học giúp các khu vực khác nhau của não giao tiếp với nhau. Khi một số chất dẫn truyền thần kinh nào đó thiếu hụt, điều này có thể dẫn đến các triệu chứng trầm cảm lâm sàng.

Hormone giới tính nữ

Phụ nữ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn gấp đôi so với nam giới. Do tỷ lệ mắc các chứng rối loạn trầm cảm cao nhất trong độ tuổi sinh sản, người ta tin rằng các yếu tố liên quan đến hormone có thể là nguyên nhân.

Phụ nữ đặc biệt dễ bị rối loạn trầm cảm trong thời gian bị thay đổi hormone, ví dụ như khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, trong giai đoạn mang thai và tiền mãn kinh. Ngoài ra, nguy cơ trầm cảm của phụ nữ giảm sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh.

Rối loạn nhịp sinh học

Một loại trầm cảm, được gọi là rối loạn trầm cảm theo mùa được cho là do sự xáo trộn trong nhịp sinh học bình thường của cơ thể.

Ánh sáng đi vào mắt ảnh hưởng đến nhịp điệu này, và trong những ngày mùa đông, khi mọi người ít dành thời gian ở ngoài trời, nhịp điệu này có thể bị gián đoạn.

Những người cư trú ở vùng khí hậu lạnh hơn, nơi có những thời gian ban ngày ngắn, ban đêm kéo dài có thể có nguy cơ cao nhất mắc phải rối loạn này.

Dinh dưỡng kém

Chế độ ăn uống kém có thể góp phần gây trầm cảm theo nhiều cách. Một loạt các thiếu hụt vitamin và khoáng chất được biết là gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít axit béo omega-3 hoặc với mất cân bằng tỷ lệ omega-6 đối với omega-3 có liên quan với tỷ lệ trầm cảm gia tăng. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường cũng có liên quan đến trầm cảm.

Vấn đề sức khỏe thể chất

Tâm trí và cơ thể có mối liên kết rất chặt chẽ với nhau. Nếu bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe thể chất, bạn có thể xuất hiện những thay đổi về sức khỏe tâm thần của bạn.

Bệnh có liên quan đến trầm cảm theo hai cách. Sự căng thẳng của việc bị bệnh mãn tính có thể gây ra một đợt trầm cảm lớn.

Ngoài ra, một số bệnh nhất định, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp, bệnh Addison và bệnh gan, có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm.

Thuốc

Thuốc và rượu có thể góp phần gây rối loạn trầm cảm. Nhưng, ngay cả một số loại thuốc theo đơn cũng có liên quan đến trầm cảm.

Một số loại thuốc được chứng minh có liên quan đến trầm cảm bao gồm thuốc chống co giật, statin, chất kích thích, benzodiazepin, corticosteroid và thuốc chẹn bêta.

Điều quan trọng là phải xem xét bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đã được kê đơn và nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn cảm thấy chán nản.

Cuộc sống căng thẳng

Cuộc sống căng thẳng, vượt quá khả năng đối phó của một người, có thể là nguyên nhân gây trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nồng độ cortisol cao, được tiết ra trong giai đoạn căng thẳng, có thể ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh serotonin và góp phần gây trầm cảm.

Đau buồn và mất mát

Sau khi một người thân yêu qua đời, bạn thường đau buồn và có thể trải qua nhiều triệu chứng tương tự của bệnh trầm cảm. Khó ngủ, chán ăn và mất niềm vui hoặc hứng thú với các hoạt động là một phản ứng bình thường.

Các triệu chứng đau buồn ​​sẽ giảm dần theo thời gian. Nhưng khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, đau buồn có thể trở thành trầm cảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *