Những điều cần biết về lẹo ở mắt

Những điều cần biết về lẹo ở mắt

Lẹo mắt là một vấn đề không gây hại. Nó có thể gây một chút khó chịu nhưng rồi sẽ tự khỏi. Chỉ cần đắp gạc ấm tại nhà là có thể điều trị. Nếu lẹo mắt nhiễm khuẩn thì cần uống kháng sinh.

Lẹo là gì?

Lẹo mắt là vết sưng đỏ, gây đau xuất hiện ở rìa của mí mắt, nhìn qua trông giống như một nốt mụn trứng cá. Lẹo mắt gây khó chịu nhưng thường không phải là vấn đề nghiêm trọng và dễ điều trị. Bệnh rất phổ biến và thường gặp ở trẻ em.

Những vấn đề ở mắt tương tự lẹo mắt

Chắp là một vết sưng cứng (nhưng ít đau hơn), thường xuất hiện ở chính giữa của mí mắt. Nguyên nhân gây ra chắp là do bị viêm tắc tuyến ở mắt. Chắp có thể gây ra mờ mắt. Điều trị chắp tương tự như điều trị lẹo mắt, nhưng thời gian khỏ bệnh có thể kéo dài trong vòng 2 đến 8 tuần.

Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh thường là xuất hiện vết sưng, đau và đỏ ở viền của mí mắt, xuất hiện ở phía bên ngoài của mí, nhưng đôi khi cũng có thể xuất hiện ở phía trong. Bên cạnh đó, lẹo mất cũng gây ra những triệu chứng khác chẳng hạn như :

  • Chảy dịch từ mắt
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa mắt
  • Rỉ mắt

Phòng bệnh

Cách tốt nhất để tránh bị lẹo mắt là giữ vệ sinh mắt thật tốt bằng cách :

  • Đeo kính khi đi ngoài đường, tránh bụ bẩn bay vào mắt.
  • Nếu có trang điểm, nhớ tẩy trang và loại bỏ bụi bẩn thật sạch. Hãy bỏ những dụng cụ trang điểm mắt cũ (như mascara, nên được thay mỗi 2 đến 3 tháng). Không dùng chung đồ trang điểm với người khác. Luôn rửa tay trước khi chạm vào mắt.
  • Nếu bạn đeo kính áp tròng, hãy rửa tay sạch trước khi đeo kính vào và tháo kính ra. Bạn cũng cần đảm bảo vệ sinh cho lens của bạn với dung dịch rửa lens chuyên dụng.

Điều trị

Lẹo mắt thường được điều trị tại nhà. Bệnh thường hết trong vòng 7 đến 10 ngày. Không nên thử dùng bất kì loại thuốc uống, thuốc nhỏ mắt hay thuốc mỡ nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Sau đây là một vài tip có thể giúp bạn cải thiện lẹo mắt:

  • Đặt miếng gạc ấm và ẩm lên mắt trong 5 đến 10 phút, 3-4 lần 1 ngày. Gạc cần làm ấm vừa đủ, không quá nóng vì sẽ làm bỏng mí mắt.
  • Giữ vùng xung quanh mắt sạch sẽ.
  • Tránh chạm hay dụi mắt.
  • Tránh trang điểm mắt hay đeo áp tròng khi bị lẹo mắt.
  • Không bóp hay gẩy bất kì nốt sưng nào gần với mắt vì có thể làm lan rộng nhiễm khuẩn.

Nếu lẹo mắt cần phải được điều trị thuốc thì bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh hoặc chích lẹo, hay tiêm thuốc chống viêm để giảm sứng. Bác sĩ cũng sẽ xử lý các yếu tố nguy cơ gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng lẹo mắt.

Sống chung với lẹo mắt

Lẹo mắt là một vấn đề không gây hại. Nó có thể gây một chút khó chịu nhưng rồi sẽ tự khỏi. Chỉ cần đắp gạc ấm tại nhà là có thể điều trị. Nếu lẹo mắt nhiễm khuẩn thì cần uống kháng sinh.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Nếu có bất kì vấn đề gì, hoặc lẹo không khỏi sau 10 đến 14 ngày, thì hãy khám bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần hỏi bác sĩ nếu có các dấu hiệu sau:

  • Mí mắt sưng to che kín mắt
  • Đau tăng sau khi tự điều trị
  • Mắt sưng to hơn sau 2-3 ngày đầu
  • Cảm giác nóng mí mắt
  • Vết lẹo xuất hiện mủ hoặc máu
  • Mọc thêm mụn nước ở mí mắt
  • Sốt hay ớn lạnh
  • Thay đổi thị lực
  • Tái phát liên tục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *