Hoạt động thể lực với người mắc bệnh tim mạch – Phần 1

Những người bị bệnh tim mạch đang giai đoạn ổn định về mặt lâm sàng nên duy trì hoạt động thể chất cường độ vừa phải trong 30 phút hoặc nhiều hơn trong hầu hết các ngày trong tuần.Lợi ích từ hoạt động thể chất thường xuyên cường độ vừa phải cho người bị bệnh tim mạch bao gồm tăng cường sức khỏe tổng quát, giảm các triệu chứng tim mạch, tăng cường chất lượng cuộc sống, giảm nguy cơ bệnh mạch vành, tăng cường khối lượng cơ, và làm giảm tỷ lệ tử vong.

Lợi ích của luyện tập với bệnh tim mạch

Lợi ích của các hoạt động thể chất đối với người bệnh tim mạch vượt xa những rủi ro. Các hoạt động như đi bộ, làm vườn và đạp xe sẽ có hiệu quả tốt và rất ít gây tổn thương cơ xương khớp. Các nguy cơ xảy ra một biến cố tim mạch nghiêm trọng hoặc gây tử vong xảy ra ở những bệnh nhân động mạch vành khi luyện tập có giám sát là 1/117.000 giờ luyện tập (biến cố lớn) và 1/750.000 giờ luyện tập (biến cố gây tử vong). Luyện tập vượt quá thời lượng khuyến nghị và không có giám sát có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch tái phát.


Các hoạt động có cường độ thấp và thời gian tập luyện ngắn, xen kẽ với thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn có thể phù hợp cho những người có các đợt cấp bệnh tim mạch.

Các bài tập có kháng trở cường độ thấp đến trung bình dưới sự giám sát của huấn luyện viên chuyên nghiệp cũng được khuyến nghị.

Chống chỉ định luyện tập

  • Đau thắt ngực không ổn định
  • Suy tim không kiểm soát được
  • Hẹp động mạch chủ nghiêm trọng
  • Tăng huyết áp không kiểm soát được hoặc tăng huyết áp độ 3 (nặng) (ví dụ, huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 110 mmHg)
  • Huyết áp thấp (tâm thu/tâm trương <90/60 mmHg)
  • Nhiễm trùng cấp tính hoặc sốt, hoặc cảm thấy không khỏe do các tình trạng viêm cơ tim cấp tính hoặc viêm màng ngoài tim.
  • Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim
  • Bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết kém (ví dụ, mức đường huyết <6 mmol/L hoặc> 15 mmol/L

Chống chỉ định tương đối

  • Cảm giác bóp nghẹt, khó chịu hoặc cơn đau điển hình ở giữa ngực hoặc phía sau xương ức lan rộng đến vai, cổ, hàm và/hoặc cánh tay…
  • Chóng mặt, đau đầu nhẹ hoặc cảm thấy không khỏe
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Đổ mồ hôi nhiều bất thường
  • Nhịp tim nhanh đi kèm với cảm giác không khỏe
  • Mệt mỏi quá mức
  • Đau chân làm hạn chế chức năng vận động
  • Những người mắc bệnh tiểu đường có các triệu chứng run rẩy, ngứa ran môi, đói, yếu ớt, nhịp tim nhanh

Nguyên tắc luyện tập

Nên xây dựng chế độ luyện tập tăng dần cường độ từ thấp đến cường độ khuyến nghị. Quá trình tăng cường độ luyện tập sẽ chậm hơn đối với những người có bệnh lý tim mạch cấp hoặc có bệnh cấp tính kèm theo. Ban đầu, đảm bảo tần suất luyện tập (số ngày, thời gian mỗi buổi tập) sau đó đảm bảo cường độ luyện tập.

Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên để thu được những lợi ích sức khỏe. Quá trình luyenj tập cần được hỗ trợ theo dõi bởi chuyên gia y tế và phải được đánh giá sức khỏe định kỳ.

Nếu vì lý do nào đó, hoạt động thể chất của bạn bị giảm hoặc ngắt quãng trong vài tuần, bạn nên quay lại tiếp tục với cường độ thấp hơn và trong một thời gian ngắn hơn.

(…) còn tiếp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *