Làm thế nào để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi ô nhiễm không khí?

Cứ 10 người trên thế giới thì có 9 người đang phải hít thở không khí có nồng độ ô nhiễm cao. Theo báo cáo của WHO.

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự hiện diện trong không khí các chất gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. 

Nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến là từ đốt than, nhiên liệu hóa thạch hoặc gỗ. Có thể thâm nhập sâu vào phổi và ảnh hưởng đến các mạch máu khắp cơ thể.

Theo báo cáo năm 2013 của Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí ngoài trời là một nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người. Các chất gây ô nhiễm làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn, tăng ho và giảm chức năng phổi.

Bên cạnh đó, nó làm tăng nguy cơ viêm phế quản, nhức đầu, rối loạn nhịp tim và các cơn đau tim đột ngột. Điều này khiến người bệnh tử vong sớm hơn so với những người bị các bệnh về tim phổi thông thường.

 

Các nguyên nhân góp phần không nhỏ vào sự ô nhiễm không khí đó là:

  • Khí thải từ các phương tiện xe hơi, xe buýt, máy bay
  • Ozon mặt đất,
  • Động cơ
  • Các khí thải từ nhiên liệu các nhà máy.

Mưa axit được hình thành trong không khí do các thành phần trong không khí tương tác với NO2 và SO2. 2 loại khí thải này được thải ra từ các phương tiện giao thông và các nhà máy điện đốt than hoặc dầu.

Những ai có thể chịu ảnh hưởng?

Tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Và dưới đây là một số đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao:

  • Những người bị hen suyễn
  • Người bị bệnh tim
  • Người bị bệnh đường hô hấp
  • Trẻ em
  • Người lớn hoạt động thể dục ngoài trời
  • Người cao tuổi
  • Người bị tiểu đường
  • Phụ nữ mang thai

Đo lường mức độ ô nhiễm không khí như thế nào?

Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) sử dụng Chỉ số chất lượng không khí (AQI) để cung cấp cho mọi người hiểu được chất lượng không khí của địa phương mình đang cư trú vào bất kỳ ngày nào. AQI quy định cho chất lượng không khí nằm trong thang điểm từ 0 đến 300.

Giá trị AQI càng cao thì mối quan tâm về vấn đề sức khỏe càng lớn. Khi mức AQI đạt trên 100, chất lượng không khí càng giảm.

Khi nồng độ đạt từ 101 đến 150, các nhóm đối tượng đặc biệt phải giảm thời gian tiếp xúc hoặc thời gian tập thể dục ngoài trời. Vì tập thể dục làm tăng lượng không khí nạp vào. Khi AQI đạt đến mức độ không lành mạnh trong khoảng trên, mọi người đều nên hạn chế tiếp xúc.

Khi mức độ đạt từ 201 đến 300, nó được coi là không lành mạnh cho các nhóm nhạy cảm, đặc biệt là những người bị bệnh tim. Những người có nguy cơ nên tránh mọi hoạt động ngoài trời.


Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe mọi người?

Ô nhiễm không khí cao nhất trong thời gian nắng nóng trong ngày. Vì vậy bạn hãy lên kế hoạch cho các hoạt động của mình vào sáng sớm hoặc tối muộn. Tránh đi bộ hoặc đạp xe trên các tuyến đường phố đông đúc.

Nếu bạn đang ở một nơi mà không thể thoát khỏi ô nhiễm, hãy sử dụng một chiếc khẩu trang che mặt và mũi để giúp lọc khí và khói bụi.

Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây và rau quả. Nó giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác hại của các gốc tự do do ô nhiễm không khí tạo ra.

Cuối cùng, đừng quên rằng trong nhà bạn cũng có thể bị ô nhiễm. Để hạn chế ô nhiễm trong nhà, hãy làm theo các khuyến cáo sau:

  • Cân nhắc mua máy lọc không khí trong nhà.
  • Tránh sử dụng các mát làm mát không khí, nến.
  • Giữ bộ lọc trên máy điều hòa không khí và máy sưởi sạch sẽ.
  • Thường xuyên hút chân không.
  • Giặt giũ khăn trải giường và đồ chơi nhồi bông để loại bỏ bụi bẩn.
  • Giữ đồ dùng sạch sẽ để loại bỏ nấm mốc bề mặt.
  • Mở cửa sổ để lưu thông không khí vào những ngày chất lượng không khí không tốt.

Với một chút nỗ lực, bạn và gia đình mình có thể hít thở không khí sạch và tận hưởng sức khỏe tốt hơn.

Ths.Lê Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *